×

Mách bạn cách bảo quản đũa tre không bị mốc đơn giản

Làm sạch đũa tre ngay sau khi sử dụng

Mách bạn cách bảo quản đũa tre không bị mốc đơn giản

Đũa tre thường được sử dụng nhiều trong các gia đình hiện nay. Tuy nhiên đũa tre rất dễ bị mốc trong quá trình sử dụng. Các bảo quản đũa tre không bị mốc là gì? Xem chi tiết hướng dẫn dưới đây:

Nguyên nhân khiến đũa tre bị mốc

Đũa làm từ gỗ rất dễ bị mốc, đặc biệt là trong những ngày nồm ẩm đũa rất dễ bị mốc. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến đũa bị mốc:

  • Đũa bị bẩn, két lại và không được làm sạch trong thời gian dài.
  • Đũa bị ngâm trong nước quá lâu
  • Các chất tẩy rửa từ tự nhiên như chanh, sả, bưởi cũng có thể khiến đũa dễ bị mốc
  • Không phơi khô hẳn sau mỗi lần sử dụng
  • Môi trường để đũa không thông thoáng mà kín gió.
Đũa tre rất dễ bị mốc trong quá trình sử dụng

Đũa tre rất dễ bị mốc trong quá trình sử dụng

Cách bảo quản đũa tre không bị mốc

Làm sạch đũa mới mua

Đũa mới khi mua về cần được làm sạch do đũa mới mua thường được để trong kho một thời gian dài có thể tích tụ vi khuẩn. Điều này làm nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Dưới đây là hai cách làm sạch đũa mới mua thường được áp dụng:

  • Ngâm nước muối: Cho muối vào chậu nước ấm, cho đũa vào rồi cọ rửa nhẹ nhàng. Vớt đũa ra để lên rổ cho róc nước rồi đem phơi nắng ở thời điểm nắng dịu. Tránh nắng gắt làm bạc màu đũa.
  • Luộc đũa: Luộc đũa tre với chanh hoặc giấm để giúp loại bỏ nấm mốc và vi khuẩn. Sau đó mang phơi nắng.

Lau sạch đũa bằng khăn mỗi lần sử dụng

  • Trước khi sử dụng cần lau sạch đũa với khăn khô để tránh trường hợp đũa vẫn còn ẩm chứa vi khuẩn kết hợp với thức ăn đưa vào cơ thể.
  • Tránh lau đũa bằng khăn ẩm vì vi khuẩn trong khăn ẩm có thể dễ lây lan sang đũa.
Lau đũa trước khi sử dụng

Lau đũa trước khi sử dụng

Rửa kỹ đũa sau khi sử dụng

  • Sau khi dùng đũa xong nên rửa luôn với nước rửa chén để loại bỏ vết bẩn và dầu mỡ để tránh vi khuẩn sinh sôi.
  • Nếu đũa bị dính nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn thông thường không loại bỏ được cần luộc đũa với muối và vài lát chanh để thức ăn bong ra dễ dàng hơn.
Làm sạch đũa tre ngay sau khi sử dụng

Làm sạch đũa tre ngay sau khi sử dụng

Phơi đũa ngoài nắng sau khi dùng

  • Sau khi rửa sạch hãy phơi đũa ngoài nắng mặt trời để ánh nắng vừa giúp đũa khô nhanh vừa loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
  • Nếu rửa đũa vào ban đêm thì nên để đũa ở nơi thoáng mát hoặc hơ qua lửa để tiệt trùng.

Không ngâm đũa quá lâu

  • Nhiều gia đình có thói quen ngâm bát đũa trong bồn rửa bát vài tiếng hoặc để tích từ bữa này sang bữa khác.
  • Thói quen này vô cùng có hại vì vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển trong khoảng thời gian đó. 
  • Đặc biệt nếu ngâm đũa trong nước chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn thừa vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi và phát triển nhanh hơn.
Không ngâm đũa quá lâu

Không ngâm đũa quá lâu

Không chà mạnh gây trầy xước đũa

  • Các vết trầy xước có thể là nơi sinh sống và phát triển của vi khuẩn. 
  • Do đó không nên chà mạnh quá gây trầy xước đối với đũa.
Không chà đũa quá mạnh gây trầy xước đũa

Không chà đũa quá mạnh gây trầy xước đũa

Chú ý đến hạn sử dụng của đũa

  • Đũa tre thường có hạn sử dụng từ 4 – 5 tháng do đó khi sử dụng loại đũa này bạn nên thay đũa định kỳ trong khoảng thời gian này.
  • Đặc biệt khi đũa đã xuất hiện các chấm đen hoặc vết mốc trắng thì nên thay bộ đũa mới để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Nơi đựng đũa thoáng mát và được vệ sinh thường xuyên

  • Ống đựng đũa phải có lỗ róc nước và cần được đặt nơi thoáng mát để đũa nhanh khô.
  • Cần lau chùi thường xuyên để tránh bám bụi quá nhiều, làm ổ cho vi khuẩn và nấm mốc.
Đựng đũa ở nơi thoáng mát

Đựng đũa ở nơi thoáng mát

Trên đây là cách bảo quản tre không bị mốc cho gia đình đơn giản. Các bạn nên áp dụng tất cả các mẹo trên cho gia đình để việc sử dụng được hiệu quả cũng như an toàn tối đa.

Post Comment