Hướng dẫn cách sử dụng chế độ vệ sinh lồng giặt hiệu quả
Các dòng máy giặt hiện nay trên thị trường đều có tính năng vệ sinh lồng giặt vô cùng hiệu quả và tiện lợi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vệ sinh lồng giặt mà không hề tốn công sức và thời gian. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng chế độ vệ sinh lồng giặt cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả cao nhất. Vì vậy bài viết sau đây, Vệ Sinh Song Hành sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho bạn cách vệ sinh sạch sẽ cho khu vực lồng của máy giặt mà không tốn quá nhiều công sức.
Chế độ vệ sinh lồng giặt là gì?
Sau thời gian dài sử dụng máy giặt thì việc cặn bẩn bị đóng lại là điều khó tránh khỏi, đây sẽ là nơi cư trú của hàng tá các loại nấm mốc, vi khuẩn. Những chất bẩm và mảng bám trên lồng giặt này rất dễ bám lại lên trên quần áo trong quá trình giặt giũ nếu bạn không vệ sinh kỹ càng rất dễ khiến cho quần áo càng giặt càng bẩn.
Nắm bắt được vấn đề này thì nhà sản xuất của các hãng máy giặt đã trang bị một tính năng tự vệ sinh lồng giặt vô tiện lợi cho người sử dụng Auto Self Clean hiện đại, thông minh. Tiện ích này sẽ có một cái tên bất kỳ tùy thuộc vào nhà sản xuất đặt ra, nhưng nhìn chung thì nguyên lý hoạt động của chế độ này sẽ là giống nhau. Khi sử dụng chế độ này, máy giặt sẽ điều khiển lồng giặt quay nhanh, đẩy nước lên cao với áp lực mạnh nhằm xóa sạch các vết bẩn, mảng bám hình thành trên lồng giặt.
Nhờ vào tiện ích này mà nhiều người sử dụng máy giặt đã không cần phải vất vả để vệ sinh lồng giặt bằng phương pháp thủ công nữa mà hoàn toàn loại bỏ được mùi hôi, cặn bẩn, nấm mốc cũng như ngăn chặn tối đa sự pháp triển của vi khuẩn, giúp cho quần áo sau khi giặt luôn thơm tho.
Nhờ vào tiện ích này mà người tiêu dùng không phải vất vả vệ sinh thủ công mà vẫn giữ cho lồng giặt sạch sẽ, không còn mùi hôi, cặn bẩn, cặn xà phòng, nấm mốc và ngăn ngừa tối đa sự phát triển của vi khuẩn, giúp giữ cho quần áo luôn thơm tho, thoáng mát. Bên cạnh đó, những sợi xơ vải vướng đọng lại trong lồng giặt trong quá trình sử dụng cũng sẽ được cuốn trôi.
Ở một số sản phẩm không được trang bị chế độ này, người tiêu dùng có thể sử dụng chức năng ngâm thay cho chế độ vệ sinh lồng giặt một cách tự động. Bằng cách thiết lập mực nước cao nhất, nguồn nước và nhiệt độ phù hợp, chúng ta vẫn có thể vệ sinh lồng máy một cách sạch sẽ mà vẫn tiết kiệm thời gian, công sức.
Hướng dẫn sử dụng chế độ vệ sinh lồng giặt
Chế độ vệ sinh lồng giặt đã được cài đặt trên máy giặt, do vậy việc thực hiện sẽ rất đơn giản, cần thực hiện đúng các bước sau đây:
Bước 1: Kích hoạt chế độ vệ sinh lồng giặt trên máy giặt nhà bạn
Mở nút nguồn và chọn nút chức năng vệ sinh lồng giặt, tùy vào từng hãng sản xuất khác nhau mà tên phím chức năng sẽ được gọi theo 1 cách khác. Sau đó chúng ta sẽ bắt đầu nhấn nút khởi động để chế độ này được kích hoạt lên.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh máy giặt bằng dung dịch chuyên sử dụng cho máy giặt
Khi mâm giặt hoạt động, máy sẽ tự động khởi động chế độ vệ sinh, bạn có thể thêm nhiều các chất tẩy rửa khác mua ngoài thị trường để tăng cường khả năng làm sạch vi khuẩn, nấm mốc có bên trong lồng giặt và chỉ cần chờ đến khi quá trình này thực sự hoàn tất.
Bước 3: Kiểm tra lại quá trình vệ sinh lồng giặt
Sau khi máy đã hoàn tất toàn bộ chu trình tự vệ sinh lồng giặt, bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng lồng giặt lại một lần nữa để đảm bảo đã được vệ sinh sạch sẽ tuyệt đối. Cuối cùng bạn cần phải dùng khăn bông mềm để lau sạch lại lồng giặt.
Sử dụng giấm và baking soda để làm sạch
Không nên sử dụng hóa chất để rửa lồng giặt vì đó là hóa chất độc hại không đảm bảo an toàn khi thực hiện, dễ gây ảnh hướng đến sức khỏe của gia đình bạn khi sử dụng máy giặt để giặt quần áo những ngày về sau.
Không nên dùng hóa chất để tẩy rửa lồng giặt vì không đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cũng như có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn khi tiếp tục sử dụng máy giặt về sau. Thay vào đó, một mách nhỏ cho bạn là chúng ta có thể sử dụng giấm và baking soda để vệ sinh lồng giặt. Hai nguyên liệu này vừa không tốn nhiều chi phí vừa thân thiện với môi trường cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các bước thực hiện:
– Cho nước nóng vào máy giặt. Bạn có thể sử dụng nguồn nước trực tiếp của máy hay lấy nước từ ngoài. Tùy theo chất liệu lồng giặt mà bạn nên chọn nhiệt độ nước vừa phải, tránh làm biến dạng, hỏng hóc máy.
– Cho khoảng 1 lít giấm trắng vào rồi tiến hành cho máy hoạt động ở chu trình vắt nhẹ để hỗn hợp giấm thấm đều vào toàn bộ thành lồng giặt. Giấm có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, tẩy mùi khó chịu, loại bỏ nấm mốc và ngăn chặn chúng phát triển trong khoảng thời gian nhất định.
– Trước khi máy xả nước bạn hãy dừng hoạt động lại và cho thêm 8 thìa bột baking sado vào và bật lại chế độ vắt nhẹ 1 lần nữa. Công dụng của bột baking soda giúp loại bỏ bụi bám, dầu mỡ bên trong và tạo độ sáng bóng cho lồng giặt.
– Cho máy xả hết nước và bạn hãy để cửa máy giặt mở cho đến khi trong lồng máy khô hoàn toàn. Lồng giặt sạch sẽ giúp cho quần áo của bạn được bảo vệ tốt hơn cho những mẻ giặt sau.
Với cách trên bất kể bạn sử dụng máy giặt cửa trên hay cửa trước đều thực hiện khác nhau. Điểm khác nhau chỉ ở lồng giặt cửa trên bạn có thể tự cho nước nóng vào mà không sử dụng chương trình của máy giặt (áp dụng cho máy giặt không có chức năng giặt cùng nước nóng).
Sử dụng chế độ vệ sinh lồng giặt trên máy giặt đúng cách
Để đạt được hiệu quả tối ưu khi sử dụng, người dùng nên duy trì thói quen sử dụng tiện ích này trung bình một lần mỗi tháng. Đặc biệt nếu gia đình bạn làm dịch vụ giặt giũ chuyên nghiệp, bạn nên thực hiện việc vệ sinh lồng giặt tự động thường xuyên hơn nhằm mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ngoài ra, bạn có thể tự vệ sinh máy giặt tại nhà hoặc để việc vệ sinh lồng giặt đạt hiệu quả tối đa, có thể đánh bay cặn bẩn, mảng bám dễ dàng hơn bằng cách cho thêm vào lồng giặt một ít dung dịch tẩy rửa chuyên dụng với động kích ứng không quá cao như bột baking soda, giấm ăn, nước tẩy javen,… có hòa tan với nước ấm.
Việc vệ sinh lồng giặt tự động không chỉ giúp cho quần áo thơm tho, đánh bại vi khuẩn, đảm bảo sức khỏe người dùng mà còn giúp cho thiết bị tăng thêm tuổi thọ hoạt động. Tuy nhiên quá trình này diễn ra với thời gian khá lâu, kéo dài khoảng 3-12 giờ đồng hồ tùy vào nhà sản xuất chế tạo. Vì vậy bạn nên cho máy giặt chạy chế độ này vào buổi tối hay những dịp cuối tuần rảnh rỗi.
Đừng quên vệ sinh các bộ phận khác của máy giặt
Ngoài việc làm sạch bên ngoài thân máy và lồng của máy giặt, bạn nên vệ sinh một số bộ phận khác của máy giặt như:
– Khay để nước giặt và nước xả vải: Bạn hãy thường xuyên rửa và ngâm khay để nước giặt với thuốc tẩy, xả sạch với nước nóng rồi phơi khô.
– Miếng cao su ở thành cửa của máy cửa trước: đây cũng là nơi vi khuẩn thường xuyên tích tụ. Bạn có thể dùng khăn ẩm, thấm với muối nở để tẩy sạch khu vực này.
– Ống xả và lọc nước: hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên kiểm tra khu vực này và thay ống xả mới nếu đã cũ bẩn.
Máy giặt sau một thời gian sử dụng cần được vệ sinh định kỳ, công việc này khá đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm tại nhà, bạn có thể làm bất cứ lúc nào để có thể giữ cho máy giặt luôn sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ máy giặt nhé!
Trên đây là các thông tin cơ bản xoay quanh chế độ vệ sinh lồng giặt trên máy giặt hay máy giặt Whirlpool mà người tiêu dùng nên biết. Nên giữ thói quen vệ sinh lồng giặt tự động với tuần suất ít nhất một lần mỗi tháng để giữ cho lồng giặt sạch sẽ cũng như đảm bảo tuổi thọ, độ bền của chiếc máy giặt trong gia đình.
Post Comment